Vì sao giá bất động sản không giảm mạnh vì dịch bệnh?

Khi địa ốc khủng hoảng năm 2008-2009, giá nhà đất lao dốc 30-40%, song giữa dịch Covid-19, giá đi ngang thậm chí tăng lên ở nhiều phân khúc.

Trái ngược tâm lý chờ dịch bệnh “hạ gục” các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản để bắt đáy, thực tế thị trường nhà đất 9 tháng qua chỉ ghi nhận giảm nguồn cung và lượng giao dịch, còn giá tài sản vẫn neo cao.

Mức giảm bình quân 5-10% trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) được cho là cá biệt, không đại diện cho toàn thị trường. Trong khi đó, đà tăng giá nhà đất trên thị trường sơ cấp vẫn chưa bị chặn đứng, thậm chí tài sản liền thổ tăng hai con số.

Chứng kiến nhiều thăng trầm của thị trường bất động sản hơn 2 thập niên qua, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa phân tích, Covid-19 đã kéo dài đến nay nhưng mặt bằng giá trên thị trường này không có nhiều dấu hiệu đi xuống. Nhóm nhà đầu tư đường trường đã sớm lường trước 2020 là năm khó khăn do sự chậm trễ về thủ tục pháp lý nên đã chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi.

Sang đầu năm 2020, dịch bệnh bất ngờ xuất hiện, tuy có tác động đến lượng giao dịch giảm, nhiều thương vụ mua bán không thực hiện được nhưng giá tài sản chưa điều chỉnh rõ rệt. Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nền nhất tới mặt bằng giá thuê của phân khúc nhà phố mặt tiền, mặt bằng thương mại, văn phòng, nhà cho thuê.

Tuy nhiên, thời gian 6-9 tháng khó khăn chỉ khiến các nhà đầu tư lướt sóng chọn giải pháp ngủ đông chờ thời chứ chưa “buông xuôi” hay bán tháo bất động sản. “Mặt khác, cuộc khủng hoảng bất động sản thập kỷ trước, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng. Còn Covid-19 xuất hiện khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã phần nào giảm thiểu được làn sóng bán tháo, giảm giá tài sản”, ông Quang nhận xét.

Thị trường nhà đất TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Thị trường nhà đất tại quận 7, TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

Trong khi đó, tại hội thảo về cơ hội đầu tư diễn ra đầu tháng 9, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho hay, đã nhận nhiều câu hỏi vì sao giá nhà đất không giảm dù Covid-19 kéo dài.

Ông Kiệt đánh giá, nguồn cung thị trường địa ốc từ năm 2019 đã giảm mạnh. Bước sang đầu năm 2020, xu hướng nguồn cung giảm do các dự án tiếp tục bị kẹt pháp lý khi nhu cầu nhà ở vẫn duy trì mức cao. Khi dịch bệnh bùng phát, các dự án không triển khai, mở bán được do việc thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhu cầu nhà ở luôn cao nên các chủ đầu tư vẫn giữ giá bán.

Mặt khác, mặt bằng giá đất bình quân không giảm nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí cao sẽ không thể giảm giá bán. “Thị trường sơ cấp khó giảm giá mạnh, thậm chí có thể tăng nhưng mức tăng chậm hơn so với các năm trước”, ông Kiệt dự báo.

Trước đó, trao đổi với VnExpress bên lề hội nghị diễn ra cuối tháng 8, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Hiếu phân tích, trong những tháng đầu năm 2020 chi phí quỹ đất, chuẩn bị thủ tục pháp lý và chi phí xây dựng vẫn ở mức cao khiến các chủ đầu tư không thể hy sinh chi phí vốn và biên lợi nhuận để giảm giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Hiếu nhận định, nếu tình hình dịch bệnh từ quý III đến cuối năm phức tạp và nghiêm trọng hơn, chắc chắn giá bất động sản sẽ giảm. Nếu dịch bệnh được kiểm soát từ cuối quý III, cơ hội thị trường hồi phục vào đầu năm 2021 là rất lớn. Song theo chuyên gia này, diễn biến dịch bệnh trong nước và trên toàn cầu hiện vẫn khó đoán. Câu hỏi bao giờ hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh vẫn còn bỏ ngỏ vì chưa quốc gia nào dám khẳng định. Chính vì vậy, thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản vẫn phải chờ cột mốc dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Tương tự ông Hiếu, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra thận trọng hơn khi đánh giá về tác động của đại dịch lên thị trường địa ốc trong chu kỳ dài hạn thay vì chỉ nhìn qua lăng kính ngắn hạn. Bởi lẽ, đợt Covid-19 đầu tiên kết thúc trong lạc quan nhưng đợt dịch thứ hai vẫn ập đến ngoài dự liệu và nó đã làm trầm trọng thêm các phân khúc thị trường ngách của bất động sản như nghỉ dưỡng, du lịch, khách sạn, tài sản thương mại cho thuê… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chỉ khi nào dịch bệnh kết thúc, đồng thời các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế rõ ràng hơn, lúc đó mới có thể lạc quan về sức khỏe của thị trường bất động sản.

Nguồn Vnexpress

Bán nhà mặt đất mua chung cư, tôi sống thoải mái, dư tiền làm ăn

Sau khi bán ngôi nhà trong ngõ, vợ chồng chị Vân có tiền trả nợ, mua ôtô chạy và mở một cửa hàng nhỏ.

Dưới đây là chia sẻ của chị Thanh Vân, 34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội, về quyết định bán nhà mặt đất để trả nợ, có tiền làm ăn. Chị chia sẻ lúc đầu bản thân rất phân vân nhưng hiện tại, chị cảm thấy may mắn vì quyết định liều lĩnh 4 năm trước:

Tôi là một nhân viên văn phòng với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Chồng tôi hơn 4 tuổi, lao động tự do. Anh từng làm nhiều nghề như tiếp thị hàng, bán điện thoại, bảo hiểm… Năm 2012, một người bạn của chồng rủ hùn vốn, mở quán đồ uống, cà phê gần một trường đại học ở khu vực Cầu Giấy, mỗi người góp 200 triệu.

Vì gần trường đại học, đối tượng chủ yếu là các bạn trẻ nên mọi thứ trong quán trang trí đều phải dễ thương, và quan trọng đồ uống phải ngon rẻ… Thời gian đầu để lấy khách, quán chạy hết chương trình “Giảm giá 50%”, rồi “mua 2 cốc tặng 1 cốc”… Khách đến rất đông, nhưng tiền lãi không thu được là bao do phải thuê mặt bằng khá đắt và nhiều khoản khác.

Khi hết khuyến mại cũng là lúc khách giãn dần. Đúng thời điểm đó, ở khu vực lại mọc lên một thương hiệu đồ uống khá nổi được các bạn trẻ rất thích, khiến quán ngày càng vắng. Chồng tôi mang tiếng là quản lý ở đó, mà sau khi trừ các khoản, có tháng chỉ cầm về cho vợ được 2-3 triệu đồng, có tháng còn khất, không đưa tôi đồng nào. Anh vẫn cố duy trì một năm rồi mới đóng cửa. Số tiền vay 200 triệu ban đầu còn nguyên, chưa trả gốc được tí nào. Trước đó, vợ chồng tôi cũng từng vay hơn 100 triệu để sửa nhà.

Chị Thanh Vân bán nhà đất, mua nhà chung cư để có tiền trả nợ và có vốn làm ăn. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Chị Thanh Vân bán nhà đất, mua nhà chung cư để có tiền trả nợ và có vốn làm ăn. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Bị chủ nợ đòi tiền, hai vợ chồng không biết xoay xở ở đâu. Bố mẹ hai bên đều đã già, không có tiền giúp. Cuộc sống khó khăn với chỉ lương của tôi, nuôi cả nhà và con gái một tuổi khiến vợ chồng tôi suốt ngày túng quẫn. Sau nhiều ngày bàn bạc, hai vợ chồng quyết định bán nhà ở khu vực phường Vĩnh Tuy, diện tích 52m2, 3 tầng, xe ôtô vào được tận ngõ. Đây là nhà bố mẹ chồng cho chúng tôi, nhà khá cũ, xây kiểu ngày xưa, nhưng ở vị trí khá đẹp, cách mặt đường khoảng 100m. Chúng tôi rất tiếc phải đưa ra quyết định bán nhà khi đó, vì khu nhà tôi an ninh tốt, hàng xóm lành tính, vui vẻ, hòa đồng, lại gần trường học.

May mắn là sau khi treo biển khoảng một tuần là có người đến hỏi. Họ nhanh chóng mua và chồng tiền ngay, với mức giá gần 4 tỷ đồng. Tôi nói với họ là sẽ chuyển đi trong vòng một tháng, khi tìm được nhà. Thời gian đó, tôi ngó nghiêng nhiều nhà chung cư, và quyết định mua một căn 65 m2, 2 phòng ngủ, ở khu vực Hà Đông gần cuối năm 2013. Tôi mua thô khi công trình chuẩn bị cất nóc tầng cuối cùng, tầng 27, với mức giá 21 triệu/m2. Tôi nhận nhà đầu năm 2014, nhà khi đó chưa trát tường và nền, phải tự mình hoàn thiện mất 6 tháng.

Trong khoảng thời gian đó, vợ chồng tôi thuê một căn hộ tập thể gần khu chung cư, 5 triệu đồng/tháng, để tiện đi lại xem xét thợ làm. Tính tất cả các chi phí hoàn thiện, mua đồ trong nhà, chúng tôi mất hơn 1,8 tỷ. Đến tháng 9/2014, cả nhà mới chuyển về nhà mới. Sau khi trả tiền nhà, và tiền nợ, chúng tôi dư khoảng 1,7 tỷ. Tôi quyết định gửi ngân hàng 1 tỷ, số còn lại mua một chiếc ôtô 4 chỗ 450 triệu để chồng chạy xe, nhận các khách đường dài. Đầu tiên chỉ là chạy cho người quen, sau đó được nhiều người giới thiệu, chồng tôi có khách đều đặn, thu nhập mỗi tháng được 7-8 triệu.

Số tiền lãi gửi ngân hàng, tôi lại quay vòng để tiết kiệm, cũng được một khoản kha khá. Sau hơn một năm chạy xe, chồng tôi quyết định cho một người em họ lái thay, còn anh vẫn đứng ra nhận khách. Tiền ít hơn nhưng anh không phải chạy xe vất vả, mỗi tháng vẫn có vài triệu. Cuối năm 2015, hai vợ chồng quyết định mở một cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, vì anh từng có kinh nghiệm dán sửa điện thoại và cũng đi bán hàng tại một shop di động vài năm trước.

Hàng anh sang tận Quảng Châu lấy mẫu nên giá rẻ. Chỉ cần sang vài lần là có mối quen, lần sau họ tự gửi về các mẫu đã chọn. May mắn là khách rất đông. Trừ các khoản thuê nhà, nhân viên, mỗi tháng cũng thu về được tầm 15-17 triệu.

Buổi tối, tôi vẫn hay ra cửa hàng 20m2 để giúp trông hàng và thu tiền của khách. Sau nhiều vất vả, giờ cuộc sống của hai vợ chồng tôi đã thoải mái hơn trước nhiều. Tôi không còn phải suốt ngày căn từng đồng, từng hào hay chắt bóp khoản này khoản khác. Cuộc sống chưa thể gọi là giàu có, nhưng tôi hài lòng với hiện tại. Nhiều lúc tôi vẫn tiếc căn nhà đất ngày xưa, nhưng nếu không có quyết định ngày đó, hai vợ chồng tôi không thể có cuộc sống sung túc như bây giờ.

Thanh Vân

 

Đất nền sổ đỏ dự báo tiếp tục hút khách trong năm nay

Yếu tố pháp lý của các dự án đất nền được chú trọng hàng đầu bên cạnh các ưu điểm khác về vị trí, hạ tầng, tiện ích..

Thị trường địa ốc TP HCM năm vừa qua ghi nhận hiện tượng doanh nghiệp buôn nhà phố đất nền thắng lớn. Diễn biến này đang tạo nên cú hích cho phân khúc bất động sản liền thổ trong năm Kỷ Hợi.

Ông Lê Trung Nguyên đại diện sàn Đạt Gia cho biết thị trường đất nền vùng ven đang rất sôi động do nhiều chủ đầu tư phát triển sản phẩm tại các tỉnh thành lân cận TP HCM, giữa lúc quỹ đất trung tâm khan hiếm, đắt đỏ. Do nhận thấy tiềm năng phân khúc đất nền tại các thành phố vùng ven như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, thậm chí xa hơn là Phan Thiết, sắp tới đơn vị này sẽ tiếp nhận phân phối nhiều dự án, trong đó có hai dự án đất nền tại Bình Dương.

“Hiện có rất nhiều chủ đầu tư triển khai dự án tại các thành phố vùng ven, nhất là quanh các khu công nghiệp nhằm tranh thủ lượng dân cư lớn, nhiều chuyên gia nước ngoài sống và làm việc, từ đó phát triển đất nền với tiềm năng làm mặt bằng kinh doanh hoặc cho thuê để ở”, ông Nguyên nói.

Thành phố Bình Dương thu hút nhiều dự án bất động sản nhờ tiềm năng phát triển kinh tế, hạ tầng, kết nối tốt với TP HCM.

Thành phố Bình Dương thu hút nhiều dự án bất động sản nhờ tiềm năng phát triển kinh tế, hạ tầng, kết nối tốt với TP HCM.

Trong các địa phương vùng ven, Bình Dương hiện là điểm đến đầu tư đất nền sôi động trong những năm qua khi có tốc độ phát triển cao về dân cư, thu nhập và hạ tầng. Tỉnh vào top những địa phương thu hút FDI cao trên cả nước và đang hướng đến trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.

Chuyên gia Lê Tiến Vũ dự báo năm 2019 nhà liền thổ, đất nền ở ngoại ô hoặc tỉnh giáp ranh thành phố sẽ là phân khúc nhận được sự quan tâm lớn nhất toàn thị trường địa ốc. Các quận, huyện vùng ven hoặc giáp ranh Sài Gòn sẽ có rổ hàng dồi dào hơn, hút đầu tư nhiều hơn và cơ hội bứt phá cũng mạnh mẽ hơn.

Vị này cho biết thêm, khẩu vị đầu tư bất động sản liền thổ đã trở thành tập quán lâu đời của người Việt trong một thời gian dài. Dù vùng ven có vị trí khá xa trục lõi trung tâm đô thị, xu hướng đổ ra vùng trũng để tích lũy tài sản, tìm kênh trú ẩn an toàn và chờ cơ hội tăng giá đang dần trở thành khẩu vị quen thuộc của nhiều nhà đầu tư.

Còn chuyên gia Đoàn Thiên Việt dự báo trong năm nay, đất nền vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của giới đầu tư. Theo chuyên gia này, các nhà đầu tư đất nền trong năm 2019 sẽ lựa chọn theo tiêu chí: pháp lý sổ đỏ sang tên, vùng giá cạnh tranh và hợp lý, thanh khoản tốt, dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp. Sản phẩm phổ biến trên thị trường ngày càng xa khu trung tâm TP HCM hơn, một bộ phận khá lớn khách hàng chấp nhận đi xa tìm cơ hội mới.

Dự án Lộc Phát Residence tại mặt tiền đường 22 Tháng 12, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đang hoàn thiện hạ tầng.

Dự án Lộc Phát Residence tại mặt tiền đường 22 Tháng 12, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đang hoàn thiện hạ tầng.

Các chuyên gia nhận định những dự án hút khách thường sở hữu những lợi điểm sau: trước hết là yếu tố pháp lý minh bạch, rõ ràng; vị trí kết nối tốt và hứa hẹn mang lại lợi suất cao; quy hoạch hoàn chỉnh; tiện ích đa dạng… Điển hình tại Bình Dương – địa phương hưởng lợi lớn khi giáp ranh TP HCM, dự án đất nền sổ đỏ Lộc Phát Residence tọa lạc ngay trung tâm thị xã Thuận An đang thu hút nhiều người mua. Đại diện đơn vị phát triển dự án – Đất Xanh Miền Nam cho biết dù dự án mới ra mắt nhưng đã nhận được sự quan tâm lớn, nhất từ các nhà đầu tư TP HCM.

Dự án được đánh giá có vị trí đẹp khi tọa lạc ngay cửa ngõ vào thành phố mới, liền kề bệnh viện Hạnh Phúc, kết nối với đại lộ Phạm Văn Đồng chỉ trong khoảng 15-20 phút di chuyển. Xung quanh dự án đã có khu dân cư hiện hữu với đầy đủ tiện ích như chợ đêm Hòa Lân, chợ Thuận Giao, cơ sở giáo dục, y tế, giải trí. Khu đất nền còn liền kề cụm công nghiệp lớn như VSIP, khu công nghiệp Việt Hương, Sóng Thần…

Trong đó yếu tố lớn nhất bảo đảm lợi thế đầu tư của dự án là pháp lý hoàn chỉnh với cam kết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từng nền. Loạt giấy tờ thiết yếu như quyết định quy hoạch 1/500, giấy phép xây dựng, chứng nhận thẩm duyệt PCCC… đều đã có sẵn. Toàn khu rộng 5,3ha với mật độ xây dựng 56%, cung cấp 478 sản phẩm diện tích từ 61,5 đến 94.4m2.

Dự án quy hoạch nhà phố cao ba tầng, sát khu dân cư nhiều tiện ích hiện hữu.

Dự án quy hoạch nhà phố cao ba tầng, sát khu dân cư nhiều tiện ích hiện hữu.

Theo đại diện sàn Đạt Gia, hiện tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khi lựa chọn dự án đất nền, sản phẩm được ưa chuộng thường phải có yếu tố pháp lý vững chắc.

“Những năm trước người mua rộng tay, chấp nhận chịu nhiều rủi ro hơn, nhưng hiện bối cảnh thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm vướng rủi ro pháp lý. Đồng thời đã có nhiều cảnh báo sốt ảo từ chuyên gia nên người mua cân nhắc rất kỹ khi lựa chọn, xem xét giấy tờ dự án”, ông Lê Trung Nguyên thông tin.

Báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP HCM cũng ghi nhận trong hai năm qua đã xảy ra nhiều đợt sốt ảo giá đất nền, giá đất nông nghiệp. Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, hiện tình hình này đã được kiểm soát. Những dự án có pháp lý đầy đủ, thông tin rõ ràng minh bạch sẽ có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.

Xem thêm “ nhà đất >> https://muabanbatdongsanbinhduong.wordpress.com/2019/05/12/gan-200-trieu-dong-moi-m2-dat-tren-ban-dao-thanh-da/

Khánh Anh

Gần 200 triệu đồng mỗi m2 đất trên bán đảo Thanh Đa

Bình Quới, trục đường chính kết nối Thanh Đa (TP HCM) với các vùng phụ cận có giá 188,1 triệu đồng mỗi m2, cao nhất bán đảo này.

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo mới nhất về diễn biến giá đất trên bán đảo Thanh Đa. Tuy là một khu vướng quy hoạch treo hoang hóa qua nhiều thập kỷ, nơi đây vẫn có giá đất mặt tiền trục đường lớn tiến gần đến mốc 200 triệu đồng mỗi m2.

Báo cáo của đơn vị này cho biết, tính đến quý II/2019, giá đất mặt tiền đường Bình Quới ghi nhận cột giá 188,1 triệu đồng mỗi m2, tăng hơn 10% so với năm 2018. Nếu so với năm 2017 giá đất trên trục đường huyết mạch dẫn vào Thanh Đa tăng 30%.

Cũng dẫn về bán đảo này, đường Thanh Đa hiện có giá 111,8 triệu đồng mỗi m2, tăng giá 94% so với năm 2017. Theo tính toán của Gachvang, giá đất trung bình trên bán đảo Thanh Đa ước tính 147,9 triệu đồng mỗi m2.

Cách đây nửa thập niên, tức vào năm 2015, giá đất lô lớn (đa phần là đất nông nghiệp) trên bán đảo Thanh Đa có giá phổ biến trên 10 triệu đồng mỗi m2 tùy thửa. Trong khi đó, đất thổ cư xen kẽ trong khu dân cư có giá cao hơn đất nông nghiệp 1,5-2 lần. Riêng đất mặt tiền đường Bình Quới thời điểm năm 2015 từng được người dân cư ngụ trên địa bàn tiết lộ vào khoảng 35 triệu đồng mỗi m2.

Bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, nhà đất trên bán đảo Thanh Đa không có nhiều giao dịch vì khu vực này vướng quy hoạch treo, hoang hóa và xập xệ do bị cấm xây dựng. Trên thực tế, vẫn có trường hợp âm thầm giao dịch bằng giấy tay, bên bán và bên mua hầu như kín tiếng.

Với giá đất cao nhất Thanh Đa hiện nay vào khoảng 188 triệu đồng mỗi m2 so với năm 2015 ghi nhận ở mức 35 triệu đồng mỗi m2 thì trong nửa thập niên qua, dù vướng quy hoạch treo giá đất trên bán đảo đắc địa nhất nhì Sài Gòn đã tăng 5,4 lần.

Bán đảo Thanh Đa thuộc địa phận quận Bình Thạnh, TP HCM, được bao quanh bởi sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa. Năm 1992, dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa được UBND TP phê duyệt. Đến 2004, dự án được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng nhưng đơn vị này không triển khai được nên năm 2010 thành phố quyết định thu hồi.

Năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được chọn là nhà đầu tư với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng.

Đồ án quy hoạch dự án đô thị Bình Quới – Thanh đa của Bitexco có diện tích là 450 ha, dân số 45.000 người. Song, từ năm 2016 Công ty Emaar Properties PJSC rút khỏi liên danh, việc triển khai dự án bị bỏ ngỏ.

Hiện chỉ có đường Bình Quới là con đường chính và duy nhất bắc qua kênh Thanh Đa bởi cây cầu Kinh nối liền bán đảo với các vùng lân cận. Năm 2018 TP HCM cân nhắc tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng mãi đến năm 2019, chính quyền thành phố mới lần đầu tiên quyết định tổ chức đấu thầu chọn chủ đầu tư cho dự án khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa.

Xem thêm nhà đất>>> https://muabanbatdongsanbinhduong.wordpress.com/2019/05/12/gia-dat-ban-dao-hiep-binh-phuoc-tang-5-lan-trong-nua-thap-nien/

Vũ Lê

Giá đất bán đảo Hiệp Bình Phước tăng 5 lần trong nửa thập niên

Đất shophouse tại Hiệp Bình Phước (Thủ Đức, TP HCM) hiện cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2, tăng 4,5-5 lần so với năm 2015.

Khảo sát, giá đất tại khu Hiệp Bình Phước, một bán đảo lớn tọa lạc tại quận Thủ Đức, TP HCM nằm dọc theo trục Quốc lộ 13 và có bờ kè sông được đầu tư mức vốn nghìn tỷ đã tăng chóng mặt trong 5 năm trở lại đây.

Cụ thể, các dòng sản phẩm shophouse (nhà phố thương mại mặt tiền) nằm trên trục đường chính hướng từ trục Quốc lộ 13 ra dọc bờ sông, được xem là vị trí đất đẹp nhất trên bán đảo Hiệp Bình Phước hiện được chào bán ra thị trường 135-150 triệu đồng mỗi m2. Nếu so với cách đây nửa thập kỷ, khi các nền đất đầu tiên tại bán đảo này được chào bán ra thị trường chỉ vào khoảng hơn 30 triệu đồng mỗi m2 thì hiện nay giá đất tại đây đã tăng 4,5-5 lần.

Biến động giá đất nền nhà phố mặt tiền đường lớn tại bán đảo này trong 3 năm gần đây lần lượt ghi nhận các cột giá trên thị trường sơ cấp như sau: năm 2017 chào bán 80 triệu đồng mỗi m2, năm 2018 tăng lên 110 triệu đồng mỗi m2 và đến năm 2019 đã chạm ngưỡng 140-150 triệu đồng mỗi m2.

Bán đảo Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Ảnh: D.P

Bán đảo Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Ảnh: D.P

Trong khi đó, giá đất mặt tiền đường 35m diện tích tiêu chuẩn 100m2, năm 2015 được chào bán lần đầu trên thị trường sơ cấp 33 triệu đồng mỗi m2, đến năm 2016 đã tăng lên 50 triệu đồng mỗi m2. Năm 2017 các nền đất loại này có giá 70 triệu đồng mỗi m2 và năm 2018 vọt lên 90 triệu đồng mỗi m2. Tỷ lệ tăng giá của nhóm sản phẩm này là 2,7 lần trong hơn 4 năm.

Với những nền đất mặt tiền đường 13 m, diện tích 100 m2, năm 2015 được tung ra lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp chỉ có giá 26 triệu đồng mỗi m2, sau đó lần lượt nhích lên 35-41-57 triệu đồng mỗi m2 trong các năm 2016-2017-2018.

Trong giai đoạn 2015-2019, biến động giá đất trên bán đảo Hiệp Bình Phước mạnh nhất vào các năm 2016-2018, trùng lặp với các cơn sốt đất diễn ra liên tục tại TP HCM. Năm 2016 cơn sốt đất tại Sài Gòn bắt nguồn từ khu Đông, sang năm 2017 diễn biến nóng sốt lan rộng khắp nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố. Đến năm 2018 cơn sốt đất chỉ diễn ra vào quý I và nửa quý II rồi nhanh chóng lắng xuống vào cuối năm. Tuy nhiên, sang năm 2019, tình trạng rà soát, thanh kiểm tra các dự án bất động sản toàn thành phố khiến cho thị trường rơi vào giai đoạn khan hiếm hàng hóa nên giá đất vẫn tiếp tục tăng lên trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại).

Xem thêm nhà đất giá rẻ >>>https://muabanbatdongsanbinhduong.wordpress.com/2017/04/07/first-blog-post/

Vũ Lê

Tôi hối hận vì tiền ít mà cố vay mua nhà to

Tôi hối hận vì tiền ít mà cố vay mua nhà to

Vợ thu nhập thấp, bản thân chưa có việc làm ổn định, vợ chồng anh Minh Hiển vẫn quyết mua nhà, để giờ bán không được ở cũng không xong.

Bài viết dưới đây là chia sẻ về sự lo lắng của anh Minh Hiển, 36 tuổi, (quận 9, TP HCM) sau khi mua được nhà, ôm một cục nợ và chưa biết giải quyết như thế nào cho hợp lý.

Vợ chồng tôi cưới nhau năm 2009, khi cả hai chưa có việc làm ổn định. Sau cưới, chúng tôi ở chung với bố mẹ vợ nên không phải mất tiền ăn ở. Năm 2010, tôi bàn với vợ để mình đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc kiếm ít vốn, sau này làm ăn.

Sau khi gom tiền mừng cưới, quà hai bên cho, vay thêm bạn bè được hơn 200 triệu, tôi cũng sang được Hàn Quốc. Vợ chồng xa nhau biền biệt, nhưng chúng tôi luôn động viên cố gắng vì tương lai.

Anh Minh Hiển thấy sai lầm khi đã liều vay tiền để mua nhà đất - Ảnh: Minh họa

Anh Minh Hiển thấy sai lầm khi đã liều vay tiền để mua nhà đất – Ảnh minh họa: abcnews.

Đầu năm 2017, công việc không thuận lợi, tôi trở về nước khi đã trả hết nợ vay, biếu hai bên nội ngoại một ít, và để dư được 1,1 tỷ đồng. Lúc này, vợ tôi đang làm thu ngân ở siêu thị lương tháng hơn 5 triệu, còn tôi chưa có công việc ổn định, ai kêu gì làm đó. Thấy giá đất đang lên nhanh, chúng tôi quyết định đi tìm mua. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là tìm mảnh đất gần đường lớn, thuận tiện cho việc buôn bán.

Sau gần ba tháng tìm kiếm chúng tôi cũng mua được một mảnh đất có diện tích 64m2, giá 1,6 tỷ, gần đường lớn, khu dân cư đông đúc ở quận 9. Chúng tôi vay thêm người thân 500 triệu để trả đủ tiền đất. Chẳng phải nói, cả hai vợ chồng vui vô cùng. Vợ tôi lên kế hoạch sẽ nghỉ việc ở siêu thị để mở quán ăn hay quán nước và dự tính sinh em bé. Còn tôi thì tính, sẽ mở một văn phòng nhà đất tại nhà, vì tại quận 9 có nhiều dự án đang mở bán, đó là cơ hội để mình có việc làm. Sau khi thống nhất, chúng tôi vay ngân hàng một tỷ đồng (thế chấp chính mảnh đất, và nhờ bên thứ ba làm hộ chứng minh thu nhập) và dự tính sẽ xây nhà ba tầng 800 triệu, đón bố mẹ vào sống cùng, số còn lại làm vốn kinh doanh.

Dự tính là vậy, nhưng khi thực hiện, chúng tôi thất bại hoàn toàn. Một tỷ đồng vay của ngân hàng, tôi lấy ra mua một cái xe để đi, số còn lại chỉ đủ chi vào việc xây nhà là hết. Xây nhà xong, chúng tôi chẳng còn tiền để làm tân gia, dự tính kinh doanh cũng không thực hiện được. Vợ tôi vẫn đi làm ở siêu thị, còn tôi tự mở được cái phòng nhà đất nhỏ nhỏ ngay ở chính nhà mình, cũng có một số người đến ký gửi nhưng giá cao nên có tháng tôi đi làm mà không có lương.

Bây giờ, thu nhập chính của hai vợ chồng bình quân một tháng chỉ khoảng 10 triệu mà phải trả tiền ngân hàng mỗi tháng hơn 10 triệu và số nợ đã vay của người thân. Chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa. Sau khi suy nghĩ và tính toán lại, chúng tôi muốn bán căn nhà giá 3 tỷ để trả xong nợ, số còn lại đi mua một căn chung cư tầm hơn một tỷ, để dành một ít làm vốn kinh doanh và sinh con nhưng rao mãi mà chẳng bán được. Cũng có một số người đến hỏi, mà họ trả giá thấp quá. Mấy tháng qua, chúng tôi phải chi tiêu dè xẻn, vợ tôi phải bán số vàng dự trữ, vay thêm của bố mẹ để trả nợ ngân hàng.

Tôi nhận ra, việc đầu tư mua nhà đất của mình là một sai lầm. Tôi cứ nghĩ, chỉ cần có một căn nhà thì sau đó không ở bán cũng được giá, nhưng giờ mới thấy không dễ như mình tưởng. Nếu bán được nhà ít nhất cũng phải mất vài tháng, trong khi đó, thu nhập không có, tiền lãi ngân hàng ngày một tăng. Giờ đây tôi rất hối hận về quyết định của mình.

Xem thêm dự án đất nền 2019>>> https://muabanbatdongsanbinhduong.wordpress.com/

Một chuyên viên hoạch định tài chính cá nhân, gia đình (TP HCM) cho rằng, vợ chồng anh Minh Hiển đã quá liều và tự đặt mình vào tình huống khó. Trong quá trình tư vấn, ông chưa gặp trường hợp nào “khó đỡ” như gia đình này.

Theo ông, mua được nhà ở thành phố là mơ ước của rất nhiều người, nhưng để làm được điều đó thì cần phải có tài chính và khả năng trả nợ. Ít nhất, người mua phải có một khoản tài chính nhất định, thu nhập ổn định để vừa đủ chi tiêu trong gia đình, vừa trả được nợ. Nếu tài chính ít thì nên mua những căn vừa tầm, đừng quá cố rồi phải rơi vào tình cảnh như vợ chồng anh Minh Hiển.

Phan Thân (ghi)